Kích thước và khoảng cách Lực_thủy_triều

Mối quan hệ của kích thước của một thiên thể với khoảng cách của nó từ một vật thể khác ảnh hưởng mạnh tới độ lớn của lực thủy triều.[4] Lực thủy triều tác động lên một thiên thể, như Trái Đất, tỷ lệ thuận với đường kính của thiên thể đó và tỷ lệ nghịch với lập phương khoảng cách từ thiên thể khác sinh ra sức hút hấp dẫn, như Mặt Trăng hay Mặt Trời (Xem giải thích dưới đây). Tác động thủy triều lên các bể tắm, bể bơi, hồ nước và các vật thể nhỏ chứa nước khác là không đáng kể.[5]

Hình 3: Đồ thị chỉ ra sức hút hấp dẫn từ một vật thể giảm xuống khi khoảng cách tăng lên như thế nào.

Hình 3 là đồ thị chỉ ra sự giảm xuống của lực hấp dẫn theo khoảng cách tăng lên. Trong đồ thị này, lực hấp dẫn giảm tỷ lệ với bình phương khoảng cách trong khi gradien (độ dốc) giảm tỷ lệ theo khoảng cách. Điều này giải thích tại sao gradien ở điểm bất kỳ là tỷ lệ nghịch theo lập phương khoảng cách.

Lực thủy triều tương ứng với khác biệt trong Y giữa hai điểm trên đồ thị, với một điểm ở mặt gần của vật thể, và một điểm khác ở mặt xa của vật thể. Lực thủy triều trở nên lớn hơn khi 2 điểm hoặc là xa nhau hơn hoặc là khi chúng là nằm gần về bên trái hơn của đồ thị, nghĩa là gần hơn với vật thể hấp dẫn.

Chẳng hạn lực thủy triều lên Trái Đất do Mặt Trăng sinh ra lớn hơn so với do Mặt Trời sinh ra, mặc dù tác động hấp dẫn lên Trái Đất do Mặt Trời sinh ra lớn hơn so với do Mặt Trăng sinh ra, là do gradien là nhỏ hơn. Mặt Trăng sinh ra lực thủy triều lớn hơn lên Trái Đất so với lực thủy triều do Trái Đất sinh ra tác động lên Mặt Trăng. Khoảng cách là như nhau nhưng đường kính của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng làm cho lực thủy triều cũng lớn hơn.

Điều xảy ra không phải là tổng sức hút hấp dẫn lên vật thể mà là sự khác biệt hấp dẫn từ bên này sang bên kia. Đường kính của vật thể càng lớn thì khác biệt từ bên này sang bên kia càng lớn.[6]

Sức hút hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn. Sức hút sẽ là mạnh hơn ở bên của vật thể đối diện với nguồn và yếu hơn ở bên xa nguồn. Lực thủy triều là tỷ lệ thuận với sự khác biệt.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực_thủy_triều http://www.astronomycast.com/solar-system/episode-... http://www.sixtysymbols.com/videos/tides.htm http://members.aei.mpg.de/amaro-seoane/stellar-col... http://www.feynmanlectures.caltech.edu/I_07.html http://burro.astr.cwru.edu/Academics/Astr221/Gravi... http://adsabs.harvard.edu/full/1977SvAL....3...96A http://www.jalc.edu/~mikolajsawicki/tides_new2.pdf http://d-nb.info/gnd/4157310-9 //dx.doi.org/10.1119%2F1.880345 http://www.haydenplanetarium.org/tyson/read/1995/1...